Chùa Ông là một trong những ngôi chùa nổi tiếng lâu đời ở Cần Thơ thể hiện rõ nét văn hóa độc đáo của người Hoa. Với lối kiến trúc độc đáo nhưng không kém phần tinh tế, vẻ đẹp của ngôi chùa vẫn trường tồn qua bao thế hệ và thu hút rất đông du khách đến đây để tham quan và hành hương.
Cùng Cho thuê xe Cần Thơ 24h tìm hiểu sơ nét về ngôi chùa nổi tiếng trăm tuổi này qua bài viết sau đây, bạn có thể cảm nhận không gian thật linh thiêng và ấn tượng ngay với nét kiến trúc độc đáo không giống với bất kỳ ngôi chùa nào mà bạn từng ghé thăm, bất đầu ngay thôi nào!
Ghé thăm chùa Ông - ngôi chùa hơn trăm tuổi đậm chất người Hoa
Chùa Ông không nằm ở vị trí biệt lập mà tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng, đây là con đường sầm uất bậc nhất Cần Thơ do nằm cạnh bến Ninh Kiều, địa điểm du lịch nổi tiếng trong lòng du khách thập phương.
Ngày xưa chùa có tên theo chữ Hán là Quảng Triệu Hội Quán, tên gọi khác là chùa Minh Hương và chùa Ông. Trước đây địa điểm này vốn là hội quán của một nhóm người Hoa Quảng Đông thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh, họ di cư tới Cần Thơ từ thế kỷ 17 và 18, là nơi thờ phượng, giao lưu, gặp gỡ đồng hương, giúp nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới.
Tên gốc của chùa là Quảng Triệu Hội Quán – hội quán của người Hoa.
Nếu có dịp du khách đến thăm chùa Ông Cần Thơ vào đúng dịp lễ hội, du khách sẽ cảm nhận được không khí nhộn nhịp, tấp nập người ra vào chùa để thắp nhang, cúng viếng và thành kính dâng hương để cầu mong những điều bình an, tốt lành trong cuộc sống.
Chùa được xây đựng từ năm 1894 và hoàn thành vào năm 1896 trên diện tích 532 mét vuông, mang lối kiến trúc độc đáo và màu sắc sặc sỡ đặc trưng văn hóa cộng động người Hoa. Vào năm 1993 chùa Ông được công nhận là di tích lịch sự cấp quốc gia.
Xem thêm: Ghé thăm vườn ca cao lâu đời nổi tiếng xứ sở Tây Đô
Chùa Ông thu hút rất đông du khách đến tham quan và hành hương.
Hầu hết nguyên vật liệu để tạo nên ngôi chùa độc đáo này được đưa từ Quảng Đông sang, vì vậy ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc đặc trưng với các họa tiết và màu sắc sặc sỡ bắt mắt nhưng vẫn giữ được nét cổ kính và trang nghiêm.
Chùa mang lối kiến trúc đặc trưng của người Hoa, từ khi xây dựng đến nay hơn 100 năm tuổi, chùa vẫn giữ nguyên diện mạo và gần như không thay đổi. Kiến trúc của chùa đi theo hình chữ Quốc. Các dãy nhà khép kín và vuông góc với nhau. Giữa chùa có một khoảng sân trống còn gọi là sân thiên tỉnh.
“Giếng trời ” là nơi lấy ánh sáng và độ thông thoáng cho ngôi chùa.
Chùa Hoa thường không có vườn cây bao quanh như chùa của người Việt và Khmer, thay vào đó là sân kiểng được vây quanh bởi tường gạch, hai bên trang trí các mảng phù điêu đắp nổi bằng đất nung đối xứng nhau.
Nét cổ kính gây ấn tượng mạnh với du khách phải nhắc đến mái lớp ngói âm dương cùng các gờ bó men xanh thẩm thêm phần trang nghiêm, trên góc nhà là một số biểu tượng có nét tương đồng với các ngôi chùa lâu năm như biểu tượng lưỡng long tranh châu, phim phụng, cá hóa long...
Không gian liêng thiêng và cổ kính tại chùa Ông khiến du khách chóng ngợp.
Chùa Ông không có tấm bia dùng để ghi tên những người đã khởi công xây dựng chùa, niên đại hoàn thành như những ngôi chùa Hoa khác, nhưng trên các mảng được chạm khắc gỗ, hay đôi liễn bình phong, lư hương đều có ghi rõ tên thợ xây, những ai ủng hộ và năm được thực hiện ngôi chùa.
Bước vào cửa chính, bạn sẽ nhanh chóng bị hút hồn bởi không gian mờ ảo được tạo nên bởi hương khói nghi ngút và ánh sáng ở Tiền điện và Sân thiên tỉnh (hay còn gọi là giếng trời). Tiếp sau đó là chánh điện và các dãy nhà phụ bao quanh theo hình chữ Quốc vuông góc và khép kín với nhau.
Chùa Ông Cần Thơ có kiến trúc và hoa văn trang trí rất đẹp và tinh xảo.
Bên trong chánh điện có nhiều bức phù điêu trang trí như chạm trổ trên liễn đối, bao lam, xà ngang, hoành phi,… với hình ảnh mai, lan, trúc, cúc hay rồng, phụng, cá hóa rồng, hoa lá và các điển tích xưa.
Ngay tại chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân, tức là Quan Công một danh tướng thời Tam Quốc, Quan Công là vị thần tượng trưng cho "nhân nghĩa lễ trí tín", sự trung thành, sự dũng cảm, danh dự của người Hoa. Bên cạnh đó, chùa còn thờ một số vị thần khác như Phật Bà Quan Thế Âm, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Ông Bản.
Hàng chục nén nhang khói tỏa nghi ngút tạo điểm nhấn độc đáo.
Từ sân thiên tĩnh vào chính điện, nơi khách hành hương chuẩn bị lễ vật và thắp nhang trước khi vào chiêm bái, có một dãy ba bàn hương án bằng đá mài. Trong chùa có chiếc chuông đồng đúc từ năm 1892, đến nay vẫn ngân vang những khi có khách thập phương đến viếng cảnh chùa.
Để có ánh sáng và tạo độ thông thoáng, chùa Ông được bố trí một khoảng trống trên mái, gọi là thiên tĩnh, tức “giếng trời”. Đây còn là nơi thoát khói cho hàng trăm khoanh nhang tỏa ra suốt ngày đêm. Một đặc điểm ấn tượng đối với du khách là chùa có hàng chục nén nhang vòng lớn hình chóp nón màu đỏ được treo lơ lửng trên đỉnh đầu.
Đây là ngôi chùa hiếm hoi của Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung còn giữ nguyên trạng nét cổ kính và giá trị nghệ thuật kiến trúc với những ý nghĩa tín ngưỡng đặc trưng từ hàng trăm năm nay.
Chung quanh chùa Ông là một Cần Thơ không ngừng thay đổi và phát triển theo năm tháng. Nhưng nơi đây thì vẫn thế, trở thành điểm đi về cho những người con gốc Hoa xa xứ cũng như là điểm dừng chân cho khách du lịch từ khắp mọi nẻo đường.
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp mà du khách ghi lại khi ghé thăm chùa Ông. Một lưu ý nhỏ cho các bạn vì đây là nơi linh thiêng nên chúng ta cố gắng hạn chế việc chụp ảnh và không nên làm ổn, nếu có chụp thì nhớ càng nhanh càng tốt nhé!
Trải qua hơn 120 năm, ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc xưa.
Xứng danh là một ngôi chùa đẹp ở miền Tây Nam Bộ trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Cần Thơ.
Chùa Ông đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Khu vực cổng chùa cũng mang nét cổ kính khiến các bạn trẻ mê tít.
Du khách đến chùa hành hương và ghi lại một số hình ảnh đẹp.
Lối kiến trúc độc đáo của chùa Ông Cần Thơ.
Du khách ấn tượng bởi hàng chục nén nhang vòng lớn hình chóp nón màu đỏ được treo lơ lửng.
Nguồn: Tổng hợp